Thống chế Đế chế (Pháp)
Thống chế Đế chế (Pháp)

Thống chế Đế chế (Pháp)

Thống chế Đế chế (tiếng Pháp: Maréchal d'Empire) là một cấp bậc danh dự cao cấp trong thời kỳ Đệ Nhất Đế chế Pháp. Nó được tạo ra bởi Sénatus-consulte (Thượng viện) ngày 18 tháng 5 năm 1804 và là sự phục hồi mở rộng của cấp bậc Thống chế Pháp. Theo Sénatus-consulte, một thống chế là một viên chức cao cấp của Đế chế, giữ vị trí cao tại Tòa án và chủ tịch của một Đại cử tri đoàn. Tuy về danh nghĩa, đây là một cấp bậc dân sự, nhưng trên thực tế, các thống chế đế chế đều là các tướng lĩnh có uy tín về quân sự.Ngày 19 tháng 5 năm 1804, 18 cá nhân được Hoàng đế Napoléon phong hàm Thống chế Đế chế. Trong số đó, 14 người là các tướng lĩnh cao cấp đang giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội Napoléon. Bốn người khác (Kellermann, Lefebvre, PérignonSérurier) là những "Thượng nghị sĩ mang hàm Thống chế Đế chế" (sénateurs ayant le titre de maréchaux d'Empire), tuy không còn phục vụ trong quân đội, nhưng đều từng là những tướng lĩnh nhiều công trạng trong thời kỳ Cách mạng và thời kỳ Đốc chính.Do bị giới hạn số lượng 16 Thống chế Đế chế hiện dịch, nên một số trường hợp từ nhiệm để nhận chức vụ khác như Berthier, Jourdan, Murat (1809) và Bernadotte (1810).Vị Thống chế Đế chế cuối cùng là Emmanuel de Grouchy. Ông được phong ngày 17 tháng 4 năm 1815, 28 ngày sau khi Napoléon về tới Paris nắm lại quyền hành trong Thời kỳ 100 ngày.